3 kiểu coaching mà bạn có thể chưa biết

Coaching là khái niệm không còn xa lạ, nhưng nhiều người dấn thân vào - cả coach và coachee - không phải ai cũng biết được rằng có đến 3 kiểu coaching với bản chất rất khác nhau. 

Trong bài viết này, mình sẽ lần lượt bàn về 3 kiểu coaching đó từ góc độ người được khai vấn và người khai vấn.

3 kiểu coaching từ góc độ của coachee

  • Vì sao bạn đổ tiền vào coaching mà vẫn không thấy “đã cái nư”?

  • Làm sao để chọn một người coach chắc chắn sẽ dẫn bạn tới nơi bạn muốn?

  • Tại sao có người coaching chuyển hoá được mà có người lại không?

Coaching có đến 3 dạng khác nhau, mà nếu không nắm rõ thì rất dễ chọn nhầm, “ném tiền qua cửa sổ”

1. Skill Coach (teacher)

Là người dạy kỹ năng, cung cấp thông tin dạng how-to, chiến lược, công thức.

Kiểu như:

  • “3 cách để bạn đầu tư sinh lời”

  • “Cách nhắn tin để anh ấy “đổ” bạn”

  • “Làm thế nào để trao đổi với nhân viên hiệu quả hơn?”

Ưu điểm:

  • Học rất đơn giản vì thuần kiến thức & công thức.

  • Giúp bạn giải quyết 1 vấn đề hoặc biết thêm kỹ năng cụ thể.

Nhược điểm:

  • Không xử lý vấn đề mindset/năng lượng nên dễ bị rối, không biết khi nào cần dùng công cụ gì.

  • Học nhanh hay chậm còn tùy khả năng dung nạp của mỗi người.

  • Dễ bị “lệch” level: những gì bạn học có thể chưa hữu ích vì cao/thấp hơn mức bạn đang ở (như khi đang cần học cách set boundary nhưng lại đi học giao tiếp hiệu quả).

  • Thiếu cá nhân hoá nên đôi khi áp dụng bị gượng, không ra kết quả → gây mất động lực, tự nghi ngờ bản thân!

 

2. Guide Coach (coach)

Là người đi sát sườn với bạn từng bước, đưa công cụ theo từng tình huống. Quá trình đồng hành dài hơi hơn & người coach cũng là “accountability partner” giúp đưa bạn đạt tới 1 mục tiêu trong tương lai gần.

Vì đi dài & cá nhân hoá, nên họ có thể đi sâu & phá vỡ bế tắc về cảm xúc trong bạn.

Ưu điểm: Bạn có 1 người thực sự lắng nghe. Chuyển hoá ở mức độ sâu & bền hơn.

Nhược điểm: Kết quả không đến ngay lập tức mà thường đến sau 6 tháng đồng hành. Khi đó “identity” mới của bạn được thiết lập & hành vi của bạn được “lọc máu” & đổi mới. Cách suy nghĩ và năng lượng của bạn khi đó hoàn toàn khác!

 

3. Embodiment Coach (mentor)

Là người coach đã sống đúng kết quả mà bạn muốn đạt đến!

Kết quả đó không chỉ là con số hay một mối quan hệ tuyệt vời, mà là cách họ sống & xuất hiện hàng ngày - nhẹ nhàng, thả lỏng, thấu biết, trù phú, thịnh vượng.

Đó mới là điều bạn muốn!

Ưu điểm:

  • Họ hiểu hành trình đủ rõ để bóc tách vấn đề “trong 1 nốt nhạc”!

  • Họ có thể mời gọi 1 phiên bản khác của bạn xuất hiện ngay lập tức, chỉ bằng sự hiện diện hoàn toàn “lean back”!

  • Tần số sự thật (frequency of truth) của họ rất mạnh mẽ (vì họ sống đúng những gì họ dạy) - giúp bạn chạm nhanh nhất vào SỰ THẬT của chính mình.

Đây là lý do mình có thể coach 20 phút mà khách đi ra khỏi phiên khai vấn là 1 phiên bản hoàn toàn khác và KHÔNG BỊ KÉO LẠI NẾP CŨ!

Nhược điểm: Đừng mong “ăn sẵn” thông tin, được chỉ cho từng đường đi nước bước. Bạn sẽ phải cực kỳ chủ động để rút ra bài học cho mình.

Mình luôn thích được làm việc với Embodied Mentor vì đó là cách mình đặt bản thân vào vị trí quan sát, không chỉ học kỹ năng mà còn hiểu khi nào dùng cái gì đó mới là điểm then chốt để chuyển hóa nhanh!

***

Trong 3 loại trên, không có loại nào tốt hơn loại nào. Mỗi lúc bạn sẽ cần 1 thứ - và chính BẠN cần phải biết mình đang tìm kiếm điều gì! Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

Bản thân Maii cũng đầu tư cho cả 3 dạng này, nhưng trước khi xuống tiền, mình phải biết rõ 2 điều:

  • Lúc nào mình cần cái gì & người nào cho mình cái đó?

  • Chi bao nhiêu là xứng đáng?

Sự thấu biết này không tự nhiên mà có. Maii cũng từng ném hàng chục ngàn đô qua cửa sổ vì mong học embodiment từ những người chỉ dạy skill!

Giờ thì khác rồi:

  • Có những người cứ ra masterclass là mình học nhưng sẽ không bao giờ bỏ tiền để vào mastermind/coaching 1:1 cùng họ.

  • Cũng có những người coach không dạy mình thêm kỹ năng nào mới, nhưng mình vẫn bỏ RẤT NHIỀU TIỀN để được “embody” cái cách mà họ đang sống. 

Vậy nên:

Nếu đã tìm đến 1 embodied mentor thì đừng bắt họ dạy bạn kỹ năng hay kiên nhẫn trả lời & chỉ dẫn từng đường đi nước bước cho bạn.

Đến với 1 guide coach thì đừng mong mọi thứ vỡ ra ngay lập tức. Thời gian cần để chuyển hoá là 6 tháng - 1 năm!

Còn nếu đến với một người chuyên dạy skill (như yoga, viết, sale funnels vv), cũng đừng kỳ vọng học 1 khoá học là ra kết quả ngay tắp lự!

***

Với mình, Coaching nhóm & 1:1 là thuần Embodiment!

Mình cực thích dạng này, giá cao và nội dung thì nâng cao tương ứng, nhưng đó là nhanh nhất, tiết kiệm cực nhiều thời gian & tránh vô vàn lỗi sai không đáng có!

Khi trả tiền cho embodiment coach:

  • Bạn trả cho bao năm tháng/sai lầm để đi nhanh hơn & xa vượt trội hơn

  • Bạn giành chỗ ở hàng ghế đầu tiên, tận mắt quan sát cách họ sống, cách họ đối diện & xử lý vấn đề.

  • Không chỉ bắt chước - bạn hiểu thấu đáo mỗi suy nghĩ, niềm tin đằng sau hành động đó.

Cho nên cũng đừng so sánh chi phí Embodiment coach với Skill coach!

Bạn không thể muốn đi máy bay mà chỉ chi vài chục ngàn đồng tiền vé! Và cũng tỉnh táo để đừng bỏ vài triệu cho một tấm vé xe khách giường nằm!

3 kiểu coaching nhìn từ góc độ người coach

Nếu bạn là coach, thì có 3 level trong cách đóng gói Coaching offer mà bạn cần biết, cũng là điều mọi người hay nhầm lẫn. 

Bản thân Maii đã bước ra khỏi level “Guide coach” và chuyển sang “Embodiment coach” nên cách mình đóng gói theo từng level cũng khác mọi người.

Level 1 là Skill - nhưng với mình không chỉ là cung cấp thông tin. 

Các khóa dạng này, mình vẫn chủ ý đào sâu để học viên nắm được cách vận hành của nội tâm, từ đó hình thành khả năng tự dẫn dắt. (Cái này không phải một kỹ năng mà ai cũng có)

Level 2 là Guide coach, khi bạn chủ động, sát sao với coachee để thúc đẩy họ, đồng hành dài hơi để cho ra chuyển hoá.

Nhưng đến level 3 - Embodiment thì khác!

Mình hoàn toàn trong trạng thái “lean back”, biết rằng “frequency of truth” của mình đủ mạnh, nhìn thấu vấn đề cốt lõi & đưa công cụ đào sâu để khách hàng tự phá vỡ bế tắc & chạm tới trạng thái kết quả gần như ngay lập tức!

  • Khi mới bắt đầu, chẳng sao nếu bạn chọn skill coaching (như là dạy hẹn hò, dạy thiền gương, học viết, cách xây dựng business, tìm thị trường, làm podcast…) 

  • Nhưng để thực sự chuyển hóa, bạn sẽ phải chuyển dịch sang guide coach, sắm thêm các công cụ healing đào sâu & đi với họ 1 chặng đủ dài. 

  • Dần khi bạn hiện thực hoá được kết quả thì mới lên Embodiment.

Đừng vội xưng là Mentor nếu bản thân còn đang chật vật với cái kết quả bạn muốn trưng ra!

Nghề coaching còn có 1 cách đi cực kỳ khác và mình biết đã đến lúc cần nâng cấp coaching ở VN lên một tầm cao mới. Khách hàng xứng đáng được đi sâu, và chính bạn cũng xứng đáng được làm việc với điều bạn khát khao truyền tải, thay vì cứ lầm lũi theo lối mòn làm khoá học tới coaching!

Nếu bạn BIẾT đó là cách bạn sẽ đi & cũng BIẾT Maii là người dẫn bạn tới điểm bạn muốn chạm tới:

hoặc

Maii Vũ

Previous
Previous

Tại sao tập trung cho lợi nhuận trước khi cho đi bất cứ thứ gì miễn phí?

Next
Next

Những câu hỏi giúp bạn thu hút khách hàng lý tưởng